Văn Bản - Thông Báo, Tuyên Truyền, Công Văn
Trở Về Đầu Trang!

💖   Dạy học ở nhà và tương tác an toàn với học sinh

Dạy học online tại nhà

Khi trường đóng cửa, không chỉ học sinh mà cả giáo viên của các em cũng ở nhà. Làm thế nào để giáo viên có thể tiếp tục giảng dạy và hỗ trợ học sinh khi năm học mới bắt đầu? Dưới đây là một số mẹo để giáo viên tương tác với học sinh và hỗ trợ việc học của các em, ngay cả khi ở nhà.

1. Giữ liên lạc với học sinh:

Sử dụng các nền tảng nhắn tin để kết nối với học sinh của bạn, kiểm tra xem các em đang thế nào, thông báo cho học sinh kế hoạch bài học hoặc bài tập, về tình hình và việc học của các em. Bạn có thể thực hiện việc này một lần một ngày, ví dụ, vào buổi sáng, vào đầu giờ học đầu tiên trong ngày. Khuyến khích học sinh liên hệ với bạn khi các em gặp khó khăn với bài tập về nhà hay với tình hình học tập nói chung và chú ý thêm đến những em bạn cho rằng tiếp thu chưa tốt.

2. Đặt kỳ vọng một cách thực tế: 

Học ở trường và học ở nhà không giống nhau. Đảm bảo học sinh của bạn luôn có động lực và hứng thú với việc học tập lúc này quan trọng hơn là hoàn thành bài học theo giáo án. Đây sẽ là cơ hội tốt để trẻ thực hành những gì đã học trước đó. Khuyến khích các em ôn tập và thực hành các kỹ năng cơ bản như đọc và viết. Tạo động lực để các em học điều mới, điều mà bình thường bạn có thể không dạy ở trường như nhảy múa, ca hát, sáng tạo nghệ thuật hay kể cả nấu ăn.

3. Giao bài tập rõ ràng và có phản hồi tích cực:

Học sinh của bạn sẽ thấy hứng thú tham gia khi bạn giao cho các em những bài tập cụ thể và yêu cầu các em nộp lại cho bạn. Đó có thể là tóm tắt một cuốn sách các em đã đọc, một câu chuyện các em viết, các bài tập toán cụ thể hoặc một bức ảnh về món ăn đặc biệt mà các em nấu. Các em có thể gửi qua email hoặc gửi ảnh qua các nền tảng nhắn tin. Điều quan trọng là bạn cần đánh giá tích cực để duy trì động lực cho bài tập tiếp theo.

4. Cha mẹ hoặc người chăm sóc cùng tham gia:

Để trẻ em chú tâm vào việc học, điều quan trọng là phải có môi trường gia đình hỗ trợ. Nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc giúp đỡ con em mình. Hãy liên hệ với họ và cùng thống nhất về cách cha mẹ có thể hỗ trợ con cái, cũng như các bài tập và mong muốn của bạn. Trấn an với cha mẹ rằng nếu trẻ không thể làm hết bài tập về nhà cũng không sao. Hãy khuyến khích họ cho trẻ tham gia vào các thói quen hàng ngày và các bài tập đơn giản như đọc sách hoặc viết về một ngày của trẻ.

5. Hãy tử tế với bản thân: 

Đại dịch COVID-19 và những lệnh cấm khiến tất cả mọi người gặp những giây phút khó khăn, và bạn cũng không phải là ngoại lệ, khi làm nhà giáo. Bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức của riêng bạn tại nhà. Nếu bị căng thẳng, bạn sẽ không thể là người có ảnh hưởng tích cực đến con cái bạn.

💖   Cách truyền màn hình điện thoại Android và iPhone lên TV

truyền màn hình điện thoại Android và iPhone lên TV

ĐÀI TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI đã phát hành App ĐNlive xem trực tuyến kênh ĐN1, ĐN2, ĐN3, kênh phát thanh FM 97.5 MHz và xem lại các chương trình hấp dẫn của Truyền hình Đồng Nai trên app điện thoại di động.

QUÝ PHỤ HUYNH TẢI APP ĐNlive về để cho các bé xem tivi, học online trên kênh Truyền hình Đồng Nai trên điện thoại di động nhé!
Sau khi cài App ĐNlive  trên điện thoại thì dưới đây là các cách truyền màn hình điện thoại Android và iPhone lên TV có kích thước lớn, giúp việc học online được thuận tiện hơn khi người dùng không có laptop hoặc PC.

💖   Giáo Án - Chủ Điểm Gia Đình

Chủ đề gia đình

Giáo Án 1

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Thứ ..., Ngày ... tháng ... năm 20 ...)
Hoạt động có chủ đích: KPKH 
Hoạt động: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ

I/ Mục đích yêu cầu

Trẻ biết địa chỉ người thân trong gia đình
Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại
Trẻ hiểu thế nào là gia đình đông con- ít con biết số lượng trong gia đình

💖   Học sinh Tiểu học, lớp 6 và lớp 10 học trên Đài Truyền hình Đồng Nai.

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản hoả tốc về việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh


Học trên tivi

Về tổ chức giảng dạy trực tuyến, dạy học qua truyền hình

Thống nhất cho học sinh cấp tiểu học (khối lớp 1, 2, 3, 4, 5), học sinh khối lớp 6 cấp trung học cơ sở và học sinh khối lớp 10 cấp trung học phổ thông học trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố cùng các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung bài giảng, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá đảm bảo nề nếp, chất lượng theo quy định và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian giảng dạy, phát sóng để học sinh, phụ huynh biết, thực hiện.

💖   Thư của Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022

Thư của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022.

Khai giảng năm học mới

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Trong bức thư cuối cùng nhân dịp bắt đầu năm học mới vào tháng 10 năm 1968, Bác Hồ đã căn dặn ngành Giáo dục cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

💖   Đồng Nai tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết ngày 15-9-2021

(ĐN)- Tối 31-8-2021, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thông điệp 5K
Theo đó, để ngăn chặn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, sớm đưa tỉnh Đồng Nai trở về trạng thái bình thường mới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 8-7-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về quyết liệt thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 1-9-2021 đến hết ngày 15-9-2021. Nguyên tắc là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, ấp/khu phố cách ly với ấp/khu phố, xã/phường cách ly với xã/phường, huyện/thành phố cách ly với huyện/thành phố. Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm, khuyến cáo không ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

💖   Phòng chống Covid-19: Quyết liệt phấn đấu cho mục tiêu mới

 Theo báo http://baodongnai.com.vn/ 

(ĐN)- Sáng 27-8, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã chủ trì cuộc họp với các địa phương triển khai nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu kết luận tại cuộc họp

Cùng dự cuộc họp có các đồng chí: Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Thái Bảo, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh; Cao Văn Quang, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí là thành viên ban chỉ đạo tỉnh và đại diện cán bộ tham gia công tác hỗ trợ phòng, chống dịch của Bộ Y tế tại Đồng Nai.

* Rà soát kết quả xét nghiệm diện rộng

Theo Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ, ngày 26-8, tỉnh ghi nhận thêm 944 ca mắc Covid-19, tăng 12,9% so với ngày trước đó. Như vậy, đến nay tỉnh đã ghi nhận tổng số trên 21.500 ca mắc Covid-19 chỉ đứng sau TP.HCM và Bình Dương. Những nỗ lực trong công tác điều trị của tỉnh đã giúp thêm nhiều bệnh nhân xuất viện, cụ thể đến nay đã có 12,3 ngàn người được điều trị khỏi bệnh xuất viện. Tuy nhiên, ngày 26-8, tỉnh có thêm 11 ca tử vọng, nâng tổng số ca tử vong lên tới 161 người. Bên cạnh đó, còn có còn 45 bệnh nhân diễn tiến nguy kịch, 189 bệnh nhân có diễn tiến nặng.

Về tình hình diễn biến dịch cụ thể tại các địa phương, lãnh đạo Sở Y tế cho biết: Qua 2 đợt xét nghiệm diện rộng ở các huyện: Tân Phú, Định Quán, Thống nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và TP.Long Khánh... ghi nhận rất ít ca nhiễm, đặc biệt H.Xuân Lộc không ghi nhận ca mới nào trong cả 2 lần xét nghiệm diện rộng. Có 3 địa phương còn ghi nhận số lượng ca nhiễm mới ở mức cao gồm: Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và Trảng Bom. Dự báo, xét nghiệm lần 3, số ca dương tính sẽ còn cao. Trong khi đó, tại TP.Biên Hòa, các ca dương tính mới chủ yếu ở một số phường có các ổ dịch cũ, tập trung ở các khu nhà trọ.

Hiện một số địa phương đã hoàn thành việc xét nghiệm diện rộng lần 1 và 2, chuẩn bị triển khai xét nghiệm lần 3. Ông Nguyễn Đức Sơn, thành viên tổ công tác của Bộ Y tế cho biết, các địa phương có nhiều nỗ lực, tuy nhiên không phải địa phương nào cũng đạt 100%, do đó các địa phương cần làm rõ tỷ lệ còn lại ở đâu. Nếu vòng 1 không làm hết 100% thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của lần 2, do đó các địa phương phải làm triệt để từng vòng. Về chất lượng thực hiện, một số địa phương không chủ động làm trước danh sách người cần xét nghiệm, có địa phương phát loa thông báo, người không cần làm thì có ý thức ra xét nghiệm, ngược lại người cần thì lại không ra.

Ông Sơn cho rằng, cần nhân rộng mô hình lấy mẫu xét nghiệm của TP.Long Khánh, danh sách lấy mẫu xét nghiệm được phường, xã lập sớm gửi về ban chỉ đạo của thành phố; thành viên tổ Covid-19 của từng ấp, khu phố đến từng nhà nhắc nhở người dân ra lấy mẫu xét nghiệm theo giờ, từ đó hạn chế tụ tập đông người. Mỗi lần xét nghiệm chỉ gọi tên 5 người vào lấy mẫu và cho vào một ống, dẫn đến không bị lẫn lộn giữa nhóm này với nhóm khác. Bản thân từng cán bộ phường, xã phụ trách điều phối lấy mẫu xét nghiệm đều nắm được tiến độ, bố trí các hộ dân ra lấy mẫu để không phải chờ lâu.

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn phát biểu
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn phát biểu tại cuộc họp
Ông Sơn khuyến cáo: “Việc tuân thủ lấy mẫu sàng lọc F0 là việc rất cần thiết, ảnh hướng quyết định đến việc có khống chế được dịch hay không, do đó phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, tránh để lọt đối tượng không được xét nghiệm sàng lọc”. Để lấy mẫu lần 3 hiệu quả, ông Sơn đề nghị tỉnh yêu cầu các phường xã phải có danh sách trước, không có danh sách thì tạm dừng. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung nhân lực nhập liệu bằng máy, tránh nhập liệu bằng tay sẽ dễ dẫn đến nhầm lẫn kết quả và kéo dài thời gian tổng hợp.

* Kéo dài thời gian giãn cách

Cũng liên quan đến công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh biểu dương các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, đồng thời biểu dương Công an tỉnh thời gian qua đã triển khai gian hàng 0 đồng về tận các địa phương. Riêng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã tiếp tục huy động được thêm nhiều nguồn lực lo cho công tác phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo, công nhân lao động.

Theo Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn, thời gian từ nay đến 31-8 còn rất ít, chính vì vậy những ngày còn lại là khoảng thời gian vàng. Do đó, bí thư và chủ tịch các huyện phải rà soát lại công tác xét nghiệm diện rộng lần 1-2 đã tiến hành để tiến tới xét nghiệm lần 3 cho tốt. Nếu lần 1-2 chưa làm tốt thì chưa làm tiếp lần 3, nếu làm không được thì phải chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy mà cao hơn là trước dân.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện xét nghiệm diện rộng lần 3 sắp tới, đồng chí Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đề nghị Sở Y tế phải tăng cường hỗ trợ từng địa phương, nhất là TP.Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Nhơn Trạch. Bên cạnh đó, phải phối hợp để xét nghiệm xác định F0 bằng phương pháp RT-PCR, tránh lặp lại tình trạng đợi 3-4 ngày mới có kết quả.

Đồng chí Hồ Thanh Sơn lưu ý các đồng chí trong Ban TVTU, Tỉnh ủy viên được phân công về địa phương phải tăng cường kiểm tra hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời. Phải bằng mọi giá chăm lo tốt cho công nhân các khu nhà trọ, giữ được lực lượng này để đảm bảo lực lượng sản xuất sau dịch. 

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Còn Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng thì cho rằng tỉnh đã quan tâm tạo điều kiện cao nhất cho các địa phương, nhất là các địa phương đang ở mức nguy cơ cao, vì vậy các địa phương phải tập trung làm cho được xét nghiệm diện rộng lần 3 sắp tới, cái gì còn thiếu sót thì khắc phục cho xong thì mới làm tiếp, làm đến đâu chắc đến đó.

Trước mắt, theo Chủ tịch UBND tỉnh, các huyện phải tập trung đánh giá lại vùng đỏ, cam, vàng và xanh xem đã đúng thực chất chưa? Vùng xanh nhưng đã thật sự sạch F0 chưa? Tuyệt đối phải giữ để không xảy ra tình trạng vùng xanh lặp lại vùng đỏ. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đã có thể tính toán xây dựng phương án bảo vệ vùng xanh để các địa phương áp dụng, đồng thời tính toán đến hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, văn hoá thể thao…

Đánh giá tình hình và khả năng khống chế dịch, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng, còn 4 ngày nữa là đến mốc tỉnh phải hoàn thành khống chế dịch theo Nghị quyết của Chính phủ đề ra và chắc chắn tỉnh không đảm bảo mục tiêu này. Do đó, tỉnh phải kéo dài thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 5-9, tức Chủ Nhật tuần sau. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị cả hệ thống chính trị phải tập trung cho mục tiêu mới là 5-9 phải khống chế được dịch. Nếu không hoàn thành thì sẽ phải tiếp tục giãn cách, như vậy sẽ tạo thêm mệt mỏi cho người dân, các lực lượng và tốn kém nguồn lực đầu tư.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, tuần tới phải tập trung làm thật chuẩn mực, tập trung cao nhất cho xét nghiệm diện rộng để sàng lọc F0 trong cộng đồng, khu giãn cách, khu phong toả và khu cách ly... Phải tập trung bảo vệ vùng xanh, quản lý chặt các khu phong tỏa, hỗ trợ doanh nghiệp vừa sản xuất vừa chống dịch hiệu quả, không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội là quan trọng, do đó phải cung cấp cho người dân số điện thoại của cán bộ để khi có việc gấp thì dân sẽ gọi kịp thời. Bên cạnh đó, việc vận chuyển gạo phải kịp thời, an toàn, không lây lan dịch bệnh và tuyệt đối không được làm sai, làm trái quy định.

Bắt đầu phân phối gạo cho người dân
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng cho biết, từ ngày 28-8 tỉnh bắt đầu tiếp nhận gạo do Chỉnh phủ hỗ trợ. Việc tiếp nhận gạo sẽ chia thành nhiều đợt, mỗi ngày sẽ nhận 300 tấn. Ngày 28-8 tỉnh sẽ phân bổ cho H.Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Cẩm Mỹ; 29-8 là các huyện Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Định Quán; ngày 30-8 TP.Long Khánh và Vĩnh Cửu; từ 31-8 đến 2-9 sẽ phân bổ cho Biên Hòa. Sau khi phân bổ xong đợt 1, tỉnh sẽ tiếp tục phương án phân bổ gạo cho các địa phương đợt 2.


Công Nghĩa

💖   5 Cách Sơ Cấp Cứu Thông Thường Nhất Cho trẻ Nhỏ, CHA MẸ PHẢI BIẾT!


Sơ Cấp Cứu
5 cách sơ cứu tai nạn thông thường nhất cho trẻ cha mẹ phải biết !
Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc…

💖   UBND Tỉnh Đồng Nai ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 (cập nhật 23/08/2021)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI 
QUYẾT ĐỊNH 
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 

khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022


Theo quyết định số 2859/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau: 

💖   Đăng Ký Tiêm Vắc Xin Ngừa COVID-19

Đăng Ký Tiêm Vắc Xin Ngừa COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trên địa bàn thành phố Biên Hòa, số ca mắc liên tục tăng nhanh, đã ghi nhận một số trường hợp tử vong vì COVID-19.
Để thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên toàn địa bàn thành phố, tạo được miễn dịch cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19, giảm áp lực kinh tế, tái thiết cuộc sống bình thường, an toàn và khỏe mạnh, gia tăng cơ hội để người dân có được sức khỏe về thể chất và tinh thần, UBND thành phố Biên Hòa thông báo đăng ký tiêm vắc xin ngừa Covid-19 miễn phí trên địa bàn thành phố Biên Hòa như sau:

💖   MÙA DỊCH COVID - CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TẠI NHÀ

Tình hình dịch Corona (COVID-19) diễn biến ngày càng phức tạp, các bậc ba mẹ cần lưu ý những biện pháp sau đây để bảo vệ, chăm sóc trẻ em một cách hiệu quả ngay tại nhà.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TẠI NHÀ


1. Hạn chế tiếp xúc
Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.

💖   Thông Điệp 5K Của Bộ Y Tế

Đợt dịch COVID-19 thứ tư (từ ngày 27/4/2021) vẫn đang diễn biến phức tạp, số người mắc mới chưa chịu dừng lại. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân Việt Nam tiếp tục lan tỏa và thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” để quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Thông điệp 5k của Bộ Y Tế

Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, Việt Nam tiếp tục nỗ lực không ngừng để đẩy lùi đại dịch COVID-19. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, cần tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt Thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y” tế để giữ an toàn cho bản thân và xã hội trước đại dịch COVID-19.

THÔNG ĐIỆP 5K: KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP – KHAI BÁO Y TẾ gồm:

👉KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

👉KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

👉KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

👉KHÔNG TỤ TẬP đông người.

👉KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://bluezone.gov.vn/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Hãy giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch Covid-19.

💖   Bộ GDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022

Ngày 4/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quyết định Số 2551/QĐ-BGDĐT, ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Khung kế hoạch năm học 2021-2022

Theo đó quy định, thời gian tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9/2021. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8/2021. Tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2021. Kết thúc học kỳ I trước ngày 16/1/2022, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2022 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2022. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp học trước ngày 31/7/2022. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi quốc gia và thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
...
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:
Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Thời gian nghỉ học, thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc, để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp đặc biệt.
Giám đốc Sở GDĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học. Đồng thời báo cáo về Bộ GDĐT tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 trước ngày 10/9/2021; sơ kết học kỳ I trước ngày 31/1/2022; tổng kết năm học, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25/6/2022; những quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các trường hợp theo quy định.
* Xem Chi Tiết Quyết Định bên dưới :
Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục

💖   KHỐI NHÀ TRẺ

- Khối nhà trẻ của trường mầm non tư thục Xuân Mai dành cho các bé từ 18 – 36 tháng. Các bé khối nhà trẻ sẽ được tham gia vào các chương trình học đa dạng, phong phú với các nội dung: phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, nhận biết về thế giới bên ngoài thông qua các môn học: Âm nhạc, nhận biết với thế giới đồ vật, màu sắc…
Trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời và các hoạt động dã ngoại của trường.
- Đối với Nhà trẻ điều kiện tiên quyết để giúp một trẻ phát triển những tính cách đầu tiên cho trẻ đó là phát triển tư duy và phát triển thể lực” Một cơ thể khỏe mạnh tạo nên một trí tuệ thông minh”.


Khối Nhà Trẻ

💖   Khối Mầm Non

- Khối Mầm Non của trường mầm non tư thục Xuân Mai dành cho các bé từ 3-5 tuổi. Chương trình học của trẻ sẽ tập trung vào các khía cạnh phát triển nâng cao.
- Ở tuổi mẫu giáo chương trình học được nâng cao nhằm giúp trẻ trở nên hoàn thiện và trẻ độc lập, tự tin hơn với bản thân. Trẻ sẽ được hổ trợ để phát triển toàn diện về thể chất, cảm xúc và trí tuệ, đặt nền tản cho trẻ phát triển những tính cách đầu tiên trong giai đoạn đầu đời và chuyển tiếp bước vào tiểu học.


Một ngày của bé


TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC XUÂN MAI

"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan."